Xuất khẩu vải thiều là một trong những ngành nông nghiệp quan trọng của nước ta. Để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều, việc nắm vững các thủ tục xuất khẩu là rất quan trọng. Dưới đây là một hướng dẫn về các thủ tục xuất khẩu vải thiều mới nhất.
1. Các tiêu chuẩn để xuất khẩu vải thiều
Để xuất khẩu vải thiều, các tiêu chuẩn quy định bao gồm chất lượng, kích thước, cân nặng, hạn chế vi khuẩn và tuân thủ quy định về hóa chất. Ngoài ra, vải thiều cần được kiểm tra đảm bảo không có sâu bệnh, phù hợp với quy định của các nước nhập khẩu.
1.1 Độ chín
Trước tiên là xét về độ chín của vải thiều. Thịt quả phải đạt được chất lượng mang hương thơm đặc trưng của vải thiều. Vị ăn vào ngọt đậm đà, tươi mọng nước. Tổng hàm lượng chất khô hòa tan của dịch quả vải không dưới 17%. Toàn bộ mỗi quả vải thiều không hề có mùi vị lạ nào khác. Đồng thời là màu sắc của trái vải tươi sáng, ửng hồng hoặc đỏ đồng đều toàn vỏ.
–> Xem thêm: Quy cách đóng gói xoài xuất khẩu đúng tiêu chuẩn
1.2 Cân nặng
Tiêu chí thứ hai chính là cân nặng của quả vải. Xét về đường kính khi cắt ở bề mặt ngang lớn nhất phải đạt được đúng như tiêu chuẩn đã cam kết trong hợp đồng mua bán giữa hai bên đối tác và không được nhỏ hơn 25mm. Đồng thời là số quả trong tổng lượng cân 1kg không nhiều hơn 65 quả. Các cuống của vải thiều không dài quá 5mm và được ngắt ở “khất” tự nhiên của cuống quả. Những tiêu chuẩn khắt khe ở trên sẽ giúp đảm bảo cho chất lượng vải thiều xuất khẩu là sản phẩm nông sản tốt nhất.
Thủ tục xuất khẩu vải thiều
1.3 Hình dáng
Quả vải thiều để có thể đạt chất lượng xuất khẩu còn phải đảm bảo về hình dáng của quả. Quả phải tươi, đầy và phát triển bình thường, không bị dập nát hoặc bầm. Đồng thời, chiều dài cuống quả phải đạt mức cho phép như đã thoả thuận trước trong hợp đồng mua, bán sản phẩm.
2. Mã HS Code Và Thuế Khi Làm Thủ Tục Xuất Khẩu Vải Thiều
Vải thiều là loại trái cây có vị ngọt đậm, hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Đây là loại nông sản được xuất khẩu ra thị trường quốc tế với sản lượng lớn hàng năm.
Vải thiều là loại nông sản có mã HS code là 20089910, khi xuất khẩu thì không phải chịu thuế. Việc nắm rõ mã HS code và thuế xuất khẩu thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan.
3. Hồ Sơ Giấy Tờ Khi Làm Thủ Tục Xuất Khẩu Vải Thiều
Để làm thủ tục xuất khẩu vải thiều, cần chuẩn bị một số hồ sơ và giấy tờ quan trọng. Đây bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất khẩu, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận chất lượng, hóa đơn và các tài liệu quản lý khác. Đảm bảo sắp xếp và bảo quản hồ sơ theo đúng quy định để tránh các vấn đề trong quá trình hải quan.
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì vải thiều sẽ được xuất khẩu theo như các hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên cần tiến hành làm kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu. Một số loại hồ sơ giấy tờ cần thiết khi thực hiện xuất khẩu vải thiều như sau:
3.1 Hồ Sơ Đăng Ký Kiểm Dịch Thực Vật
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu đề ra
- Hợp đồng mua bán giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu
- Vận đơn
- Invoice
- Packing list
3.2 Hồ Sơ Khai Báo Thủ Tục Hải Quan
- Invoice
- Packing list
- Sales contract
- C/O
- Kết quả kiểm dịch
Bên cạnh những loại chứng từ nêu trên thì nhiều nhà nhập khẩu có thể sẽ yêu cầu thêm các loại giấy tờ như chứng nhận số lượng, chất lượng, … Do vậy, doanh nghiệp nên trao đổi trước với đơn vị nhập khẩu về các loại chứng từ cần chuẩn bị.
4. Hướng Dẫn Quy Trình Làm Thủ Tục Xuất Khẩu Vải Thiều
Dưới đây là các bước hướng dẫn doanh nghiệp khi tiến hành làm thủ tục xuất khẩu quả vải ra quốc tế.
Thủ tục xuất khẩu vải thiều
Xử Lý Chiếu Xạ Cho Vải Thiều
Đầu tiên, vải thiều cần được xử lý chiếu xạ để đạt các yêu cầu kiểm dịch, ức chế khả năng sinh sản của côn trùng trên quả vải.
Thực Hiện Công Đoạn Kiểm Dịch Thực Vật
Theo thông tư 15/2018/BNN-PTNT, cần tiến hành kiểm dịch thực vật đối với loại vải thiều. Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật theo yêu cầu trước khi xuất khẩu.
Kiểm Tra Chất Lượng Và Hàm Lượng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Cần tiến hành kiểm tra chất lượng, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quả vải trước khi xuất khẩu. Cụ thể dư lượng thuốc tồn trong quả vải không được vượt quá mức cho phép.
Thực Hiện Đóng Hàng Vào Thùng
Những tiêu chí được áp dụng với việc lựa chọn bao bì đóng gói của vải thiều như sau:
- Quả vải sẽ được đóng vào túi chất dẻo, có dung lượng từ 1 đến 2kg quả.
- Các túi chất dẻo chứa quả vải sẽ được đặt trong thùng carton có đục lỗ, có vách ngăn. Quy cách về hộp carton cho phép thỏa thuận trong hợp đồng mua bán sản phẩm.
- Các thùng đóng gói phải có nhãn mác được ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu
Thủ tục xuất khẩu vải thiều
Quy Trình Kiểm Dịch Thực Vật Đối Với Quả Vải
- Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch quả vải thiều
- Bước 2: Tiến hành lấy mẫu kiểm dịch quả vải thiều
- Bước 3: Khai báo thông tin chính xác để ra chứng thư kiểm dịch thực vật
- Bước 4: Bổ sung hồ sơ gốc đầy đủ theo yêu cầu và lấy chứng thư
Lưu Ý Cần Biết Khi Xuất Khẩu Vải Thiều
Doanh nghiệp cần dán shipping mark trên các kiện hàng để đảm bảo quá trình vận chuyển, làm thủ tục hải quan thuận lợi.
Đối với hàng container, doanh nghiệp cần căn thời gian làm kiểm dịch và kiểm hóa phù hợp tránh bị quá hạn lịch cắt máng của hãng tàu.
Nắm vững các thủ tục xuất khẩu vải thiều là cách để giúp nông dân và doanh nghiệp việc tiếp cận thị trường xuất khẩu một cách hiệu quả. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về hướng dẫn thủ tục xuất khẩu vải thiều mới nhất. Hãy luôn áp dụng các quy định và cập nhật thông tin mới nhất để tăng cường khả năng xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Nếu quý khách hàng còn vướng mắc bất kì thông tin nào ở phía trên, xin hãy kết nối với công ty chúng tôi để nhận được sự phục vụ tận tâm – tư vấn miễn phí, hỗ trợ 24/7.
–> Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline: 0903712368 để được tư vấn miễn phí.
—– BÀI VIẾT LIÊN QUAN: