Hoàn thuế, khấu trừ, chậm nộp, không thu thuế

HOÀN THUẾTổng cục Thuế chỉ đạo triển khai hoàn thuế GTGT

1.Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?

Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là một khoản thuế được nhà nước trả lại mà đối tượng nộp thuế đã nộp xong xuôi cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể hơn là ngân sách nhà nước trả lại cho đơn vị kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ. Số tiền thuế được trả là số tiền thuế đầu vào khi bạn trả mua hàng hóa dịch vụ mà đơn vị kinh doanh chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Hoặc đơn vị, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.

2.Các trường hợp được hoàn thuế Giá trị gia tăng

Đối tượng hoàn thuế GTGT

  • Các cơ sở kinh doanh nếu như nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Thì sẽ được hoàn thuế GTGT nếu như trong ba tháng liên tục trở lên mà có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp khác đó là các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Nhưng có dự án đầu tư mới và đang trong giai đoạn đầu tư. Mà có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá và dịch vụ mua vào sử dụng cho việc đầu tư. Nhưng lại chưa được khấu trừ hết còn lại thuế từ hai trăm triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT.

  • Cơ sở kinh doanh trong tháng mà có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đi. Nếu như có số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì cũng được hoàn thuế GTGT theo tháng.
  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà được hoàn thuế GTGT khi: chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, tách, chia giải thể, phá sản và chấm dứt hoạt động mà có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  • Cơ sở kinh doanh có được quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3.Điều kiện để được hoàn thuế GTGT

– Doanh nghiệp phải có số thuế GTGT âm liên tục là 3 tháng trở lên. Có số thuế được khấu từ 200.000.000 VNĐ trở lên.

– Chứng từ đầu vào phải là chứng từ “sạch” . Tức là không mua khống khi không phát sinh giao dịch mua bán và trao đổi hàng hóa.

– Thanh toán đầy đủ các khoản qua ngân hàng theo từng đơn hàng xuất nhập khẩu đi.

– Thanh toán qua ngân hàng đối với các hóa đơn mà có tổng thanh toán trên 20 triệu đồng.

– Chứng minh thanh toán rõ ràng qua những ngân hàng đối với từng đơn hàng xuất khẩu và với từng hóa đơn tài chính.

4.Thời gian hoàn thuế GTGT

Hoàn trước – kiểm sau : 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ, áp dụng đối với Doanh nghiệp chấp hành tốt

Kiểm trước – hoàn sau : 60 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ. Áp dụng đối với Doanh nghiệp hoàn thuế lần đầu hoặc hoàn thuế lần 2 trở đi nhưng hồ sơ hoàn lần đầu phát hiện có nhiều khuyết điểm.

 

Hướng dẫn khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 10%KHẨU TRỪ

1.Khấu trừ thuế là gì?

Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các loại thuế hiện nay, theo đó chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế, mà số tiền thuế sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.

Có các loại khấu trừ thuế như sau: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT), khấu trừ thuế doanh nghiệp.

2.Cách khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:

Thứ nhất, đối với thu nhập của cá nhân không cư trú:

Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập.

Thứ hai, đối với thu nhập của cá nhân cư trú:

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công

– Thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số,bán hàng đa cấp

– Thu nhập từ đầu tư vốn

– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá  nhân không cư trú

– Thu nhập từ trúng thưởng

– Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

3.Khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp

Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
  2. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

4. Khấu trừ thuế Giá trị gia tăng

    • Khấu trừ thuế GTGT là gì ?

Khấu trừ thuế GTGT (hay còn được biết đến là VAT) là hoạt động mà doanh nghiệp cần xác định chính xác số tiền thuế phải nộp dựa trên kết quả của việc lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Thuế GTGT đầu vào được hiểu là khi doanh nghiệp mua vào một lượng hàng hóa nhất định thì sẽ phải chịu thuế GTGT của sản phẩm đó, còn khi doanh nghiệp bán sản phẩm cho người tiêu dùng thì người đó sẽ phải chịu thuế GTGT của loại hàng hóa đó.

Thuế GTGT mà doanh nghiệp cần phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.

  • Điều kiện để khấu trừ thuế GTGT

Để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế thì cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây.

  • Có hóa đơn hợp lệ, hợp pháp
  • Doanh nghiệp khi mua vào sản phẩm, dịch vụ cần cung cấp hóa đơn GTGT hợp pháp của loại hàng hóa đó hoặc cung cấp chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
  • Phải có chứng từ xác nhận thanh toán qua ngân hàng.
  • Khi thực hiện giao dịch nhập hàng hóa với trị giá trên 20 triệu đồng, bên mua cần thực hiện giao dịch qua ngân hàng và phải có chứng từ xác nhận giao dịch bên phía ngân hàng. Trường hợp, giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT và sẽ cho vào mục chi phí hợp lý.

Lưu ý: Tài khoản của bên mua và bên bán là tài khoản đã được đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.

  • Những loại hàng hóa, dịch vụ trả chậm hoặc trả góp với giá trị trên 20 triệu đồng
  • Doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng mua bán, các loại giấy tờ chứng thực, hóa đơn GTGT và có chứng thực từ ngân hàng thực hiện giao dịch thì thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Những trường hợp khác cần lưu ý

  • Nếu mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp với giá trị giao dịch dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong một ngày thì khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với những giao dịch thực hiện qua ngân hàng và có chứng từ xác nhận từ ngân hàng.
  • Nếu thực hiện mua xe ô tô dưới 9 chỗ cho những doanh nghiệp không hoạt động vận tải hay du lịch có giá trị trên 1,6 tỷ đồng thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT theo quy định dưới 1,6 tỷ đồng, số tiền chênh lệch sẽ không được khấu trừ.
  • Thủ tục để khấu trừ thuế GTGT
  • Có hóa đơn hợp lệ của loại hàng hóa – dịch vụ mua vào.
  • Có chứng từ xác nhận giao dịch từ ngân hàng của bên mua và bên bán đối với loại hàng hóa – dịch vụ được mua vào.
  • Với những loại hàng hóa – dịch vụ xuất khẩu đi nước ngoài thì cần chuẩn bị thêm hợp đồng bán – gia công hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có chứng từ xác nhận giao dịch từ ngân hàng

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi được khấu trừ thuế GTGT

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT có quyền như sau:

  • Doanh nghiệp được quyền lập hồ sơ đề nghị khấu trừ thuế.
  • Đăng ký nộp thuế GTGT theo hình thức khấu trừ thuế.
  • Số tiền thuế được khấu trừ theo đúng quy định.
  • Đối với hành vi hành chính của cán bộ thuế, cơ quan thuế thực hiện khấu trừ thuế không đúng quy định thì doanh nghiệp có quyền khởi kiện – khiếu nại.

Đi đôi với những quyền lợi của doanh nghiệp trong việc được khấu trừ thuế GTGT thì nghĩa vụ doanh nghiệp cần thực hiện là:

  • Doanh nghiệp thực hiện cung cấp giấy tờ, bổ sung các hồ sơ, chứng từ liên quan mà cơ quan thuế yêu cầu.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện những quy định về kế toán – hóa đơn – chứng từ một cách nghiêm túc, đầy đủ để làm căn cứ xác định số thuế khấu trừ.

 

CHẬM NỘPTrường hợp miễn, không tính tiền chậm nộp thuế năm 2023

1.Các trường hợp phải nộp Tiền chậm nộp tiền thuế

Doanh nghiệp phải nộp Tiền chậm nộp tiền thuế trong những trường hợp sau đây:

– Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;

– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;

– Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ;

– Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu;

– Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật quản lý thuế;

– Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.

2.Tính Tiền chậm nộp tiền thuế

Doanh nghiệp tự xác định số Tiền chậm nộp tiền thuế dựa vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp, theo công thức sau đây:

Số Tiền chậm nộp tiền thuế = Số tiền thuế chậm nộp x Mức tiền chậm nộp x Số ngày chậm nộp

Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày mà doanh nghiệp nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Mức tiền chậm nộp là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC:

Như vậy, tùy vào thời điểm phát sinh việc chậm nộp tiền thuế mà Tiền chậm nộp tiền thuế được tính theo những mức tiền chậm nộp khác nhau được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong khoảng thời gian đó.

3. Phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thuế sai

Trường hợp doanh nghiệp có hành vi khai thuế sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp tự giác khắc phục hậu quả bằng cách khai bổ sung hồ sơ khai thuế và nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ, thì chỉ phải nộp Tiền chậm nộp tiền thuế, chứ không bị xử lý vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi khai sai nói trên.

Trong trường hợp ngược lại, ngoài số tiền thuế nộp thiếu và Tiền chậm nộp tiền thuế, doanh nghiệp còn bị xử phạt với mức 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

 

KHÔNG THU THUẾ

Theo đó, bổ sung quy định về các trường hợp không thu thuế xuất, nhập khẩu (XNK) như sau:

– Không thu thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế theo quy định như:

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất;

+ Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm;

+ Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế XNK nhưng không có hàng hóa XNK hoặc XNK ít hơn so với hàng hóa XNK đã nộp thuế; không hoàn thuế đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu.

– Không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế XNK quy định về:

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất.

Người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục XNK hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan.

Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/4/2021 và bãi bỏ các Thông tư 90/2011/TT-BTC, Thông tư 201/2012/TT-BTC, Thông tư 81/2013/TT-BTC và Thông tư 116/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Bài viết liên quan

Bất cứ điều gì bạn cần, chúng tôi ở đây để giúp đỡ

Giải pháp hậu cần

Chúng tôi đáp ứng nhu cầu của khách hàng của chuỗi cung ứng.

Liên hệ chúng tôi

Đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi đang ở đây cho bạn.

Yêu cầu báo giá

Yêu cầu nhận báo giá thuế quan nội địa từ chúng tôi.

Cuộn lên trên cùng

Yêu cầu báo giá dịch vụ