Thủ tục xuất khẩu sầu riêng chi tiết nhất

Chúng tôi là công ty White Lotus Logistics là công ty có nhiều lĩnh vực làm thủ tục hải quan. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thủ tục xuất khẩu “SẦU RIÊNG” và nhiều loại trái cây khác nhau với chi phí cạnh tranh,uy tín chất lượng nhất, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Sầu Riêng là mặt hàng xuất khẩu được thị trường Quốc tế ưa chuộng và đang dần phát triển trong những năm gần đây. Các loại sầu riêng được ưa chuộng đang được trồng ở Việt Nam như: Ri 6, Thái, monthong chuồng bò, khổ qua, Cái Mơn,… Đặc biệt, đây là một loại trái cây rất nổi tiếng tại Việt Nam và được cộng đồng quốc tế yêu thích. Loại trái cây này được trồng phổ biến tại các nước Nhiệt đới. Tại Việt Nam, các giống cây Sầu riêng thường được trồng nhiều ở các khu vực miền tây và Tây Nguyên.

Tìm hiểu quá trình sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay

 

Hiện nay tại Việt Nam, có hơn 50.000 – 65.000 ha trồng sầu riêng trên toàn quốc. Sản lượng có thể đạt được gần 500.000 tấn/ năm.

Sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam đang rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, sản lượng thu hoạch lớn. Do đó việc xuất khẩu loại trái cây này cũng đang phát triển mạnh. Nhưng nhiều nhà vườn và doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ được các thủ tục xuất khẩu Sầu riêng như thế nào. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp thiệt hại rất lớn.

 

1. Chính sách mặt hàng sầu riêng.

Theo quy định hiện hành, sầu riêng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Do đó, Công ty phải đăng ký kiểm dịch lô hàng khi làm thủ tục xuất khẩu.

=>>>  Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline: 0903712368 để được tư vấn miễn phí.

     Để xuất khẩu chính ngạch, ngoài việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng về quy trình sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), vấn đề truy xuất nguồn gốc như mã số vùng trồng, mã số cơ sở chế biến đóng gói, tem nhãn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc cần phải được nhanh chóng thực hiện. Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với những thị trường khó tính và là một trong những yếu tố phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt với những loại sản phẩm trái cây tươi.

1.1 Nhãn hàng hóa xuất khẩu – Shipping mark

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:

  • Tên hàng bằng tiếng Anh
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • Hạn sử dụng
  • MADE IN VIETNAM
  • Số thứ tự kiện/tổng số kiện
  • Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/ invoice trên shipping mark
  • Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v

–> Xem thêm: Quy trình cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu chính ngạch sầu riêng Trung Quốc

 

1.2 HS code sầu riêng

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Theo quy định hiện hành, sầu riêng có HS thuộc Chương 8: QUẢ VÀ QUẢ HẠCH (NUTS) ĂN ĐƯỢC; VỎ QUẢ THUỘC HỌ CAM QUÝT HOẶC CÁC LOẠI DƯA.

Cụ thể, mã HS code Sầu riêng: 08106000.

Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với mặt hàng sầu riêng là 0%. Sầu riêng không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu sầu riêng doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu.

 

1.3 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho sầu riêng (Certificate of Origin)

 

Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường Trung Quốc thì sẽ là C/O form E.

=>>> LIÊN HỆ 0903712368 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG TRỌN GÓI


1.4 Quy trình làm kiểm dịch thực vật

    Mục đích của việc làm giấy kiểm dịch là cung cấp một cam đoan cho chính quyền nước nhập khẩu rằng hàng hoá nhập khẩu hoàn toàn không nhiễm dịch hại.

Theo phụ lục II của nghị định số 69/2018/NĐ – CP ngày 15/5/2018 của chính phủ. Sầu riêng không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nên doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường, không phải xin giấy phép xuất khẩu.

Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Trước khi xuất khẩu, quý khách cần làm Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) cho mỗi lô hàng.

 

Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

  • Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng.
  • Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng,  tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp .
  • Đồng thời với việc làm chiếu xạ, kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ để thông quan hàng hóa.

 

Chuẩn bị chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu quả sầu riêng

  • Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill Of Lading (Vận đơn)
  • Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
  • Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của hải quan và phục vụ cho việc xin giấy phép: Catalogue, hình ảnh hàng, C/A, C/Q, CFS, Test report…

Để quá trình xuất khẩu sầu riêng được nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, quý khách hàng cần lưu ý thêm một số điểm sau:

Để ý thời hạn cuối cùng nhận tờ khai thông quan (Cut-off time). Tờ khai hải quan cần hoàn thành thông quan và nộp cho hãng tàu trước thời hạn này. Nếu quá hạn sẽ khiến cho lô hàng xuất khẩu của bạn bì lùi sang chuyến sau, ảnh hướng đến quá trình giao hàng cho khách.

Với hàng phải lấy mẫu tại cảng để kiểm tra chất lượng, bạn không nên kẹp ngay seal hãng tàu sau khi đóng hàng. Vì đến khi về cảng lại cắt bỏ đi, và như vậy phải mua seal khác của hãng tàu, vừa mất chi phí và tốn thêm thời gian.

Khi đóng hàng tại kho, cần kiểm tra kỹ tình trạng container đảm bảo đủ tiêu chuẩn đóng hàng, tránh dùng container kém chất lượng dễ gây hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

 

Nếu quý khách hàng còn vướng mc bt kì thông tin nào  phía trên, xin hãy kết ni vi công ty chúng tôi đ nhn được s phc v tn tâm – tư vn min phí, h tr 24/7.

Quý khách vui lòng liên h hotline: 0903712368/0948383816 (MS.Trang) đ được tư vn tn tình v mi thc mc ca quý khách hàng.

 

—–  BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bài viết liên quan

Bất cứ điều gì bạn cần, chúng tôi ở đây để giúp đỡ

Giải pháp hậu cần

Chúng tôi đáp ứng nhu cầu của khách hàng của chuỗi cung ứng.

Liên hệ chúng tôi

Đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi đang ở đây cho bạn.

Yêu cầu báo giá

Yêu cầu nhận báo giá thuế quan nội địa từ chúng tôi.

Cuộn lên trên cùng

Yêu cầu báo giá dịch vụ