Một số tiêu chuẩn xuất khẩu măng cụt

   Một số tiêu chuẩn xuất khẩu măng cụt đối với ngành nông sản Xuất khẩu măng cụt là một trong những mảng kinh tế quan trọng của ngành nông sản. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu măng cụt sang các thị trường quốc tế, có một số tiêu chuẩn quan trọng cần được tuân thủ.

 

1. Yêu cầu về chất lượng

1.1 Yêu cầu tối thiểu:

Đối với tất cả các hạng, phải tuân thủ các quy định cụ thể cho mỗi hạng và sai số cho phép, tiêu chí xuất khẩu măng cụt phải:

  • Nguyên vẹn
  • Còn nguyên đài và cuốn
  • Lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng
  • Sạch và không có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường
  • Không có sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của quả
  • Không có hư hại do sinh vật hại gây ra
  • Không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ nước ngưng tụ do vừa lấy ra từ bảo quản lạnh
  • Không có mùi và/hoặc vị lạ
  • Tươi, có hình dạng, màu sắc và mùi vị đặc trưng cho loài
  • Không bị chảy nhựa
  • Không có khuyết tật nhìn thấy bằng mắt thường
  • Có thể cắt và mở ra dễ dàng.

–> Xem thêm: Sổ tay hướng dẫn xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc

1.2 Sự phát triển và trạng thái của măng cụt quả tươi phải cho phép chúng có thể:

  • Tiếp tục quá trình chín sau thu hoạch cho đến khi chúng đạt được độ chín thích hợp (ít nhất vỏ phải có màu hồng)
  • Chịu được vận chuyển và bốc dỡ
  • Đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt nhất.

Một số tiêu chuẩn xuất khẩu măng cụt

1.3 Phân hạng:

Măng cụt quả tươi được phân thành 2 hạng như sau:

Hạng “đặc biệt”: Măng cụt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, đặc trưng cho giống và/hoặc loại sản phẩm thương mại, không có khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhỏ ngoài vỏ không làm ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài, chất lượng và cách xếp sản phẩm trong bao gói.

Hạng I: Măng cụt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt, đặc trưng cho giống và/hoặc loại sản phẩm thương mại. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không làm ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài, chất lượng và cách trình bày của sản phẩm trong bao gói:

  • Khuyết tật nhẹ về hình dạng quả
  • Khuyết tật nhẹ trên vỏ của quả và dài như: thâm, xước hoặc hư hỏng cơ học khác. Tổng diện tích bị khuyết tật không lớn hơn 10 % diện tích bề mặt quả.
  • Các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.

 

2. Yêu cầu về kích cỡ

Kích cỡ được xác định theo theo khối lượng hoặc đường kính lớn nhất của quả như quy định như sau:

3. Yêu cầu về sai số

Đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng đã nêu, cho phép có sai số về chất lượng và kích cỡ trong mỗi đơn vị bao bì quả (hoặc lô quả ở dạng rời).

4. Yêu cầu về cách trình bày

  • Độ đồng đều: Măng cụt quả tươi trong mỗi đơn vị bao bì quả (hoặc lô quả ở dạng rời) phải đồng đều và chỉ gồm quả có cùng xuất xứ, chất lượng và kích cỡ. Phần sản phẩm nhìn thấy được trong mỗi đơn vị bao bì quả (hoặc lô quả ở dạng rời) phải đại diện cho toàn bộ khối quả bên trong.
  • Bao gói: Măng cụt quả tươi phải được bao gói sao cho có thể bảo vệ được sản phẩm một cách tốt nhất. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải mới, sạch và không làm hư hại đến bề mặt hoặc bên trong quả. Cho phép sử dụng vật liệu, nhất là giấy hoặc tem, mang thông tin thương mại, nhưng phải được in hoặc dán bằng mực hoặc hồ dán không độc.
  • Bao bì: Bao bì phải có chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền phù hợp cho việc bốc dỡ, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản măng cụt quả tươi. Đơn vị bao bì quả (hoặc lô quả ở dạng rời) không được chứa tạp chất và mùi lạ.

5. Yêu cầu về cách ghi nhãn

Bao bì bán lẻ: Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, phải áp dụng các quy định cụ thể sau:

  • Tên sản phẩm: Nếu sản phẩm không nhìn thấy được từ bên ngoài thì trên nhãn mỗi bao bì phải ghi tên quả hoặc tên giống của quả.

Bao bì quả không dùng để bán lẻ: Mỗi bao bì sản phẩm phải có các thông tin dưới đây, bằng chữ ở cùng một phía, dễ đọc, rõ ràng, dễ nhận biết và nhìn thấy từ bên ngoài hoặc bằng tài liệu kèm theo.

  • Dấu hiệu nhận biết: Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã số nhận biết (tùy chọn)
  • Tên sản phẩm: Nếu sản phẩm không nhìn thấy được từ bên ngoài thì trên bao bì phải ghi tên quả, tên giống và/hoặc tên thương mại.
  • Nguồn gốc sản phẩm: Xuất xứ sản phẩm hoặc vùng trồng hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
  • Nhận biết về thương mại: Hạng + Kích cỡ (ký hiệu kích cỡ hoặc khối lượng tính bằng gam hoặc đường kính tính bằng milimét lớn nhất và nhỏ nhất) + Khối lượng tịnh (tùy chọn)
  • Dấu kiểm định (tùy chọn)

Một số tiêu chuẩn xuất khẩu măng cụt

6. Yêu cầu về chất nhiễm bẩn

  • Muốn xuất khẩu măng cụt đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…phải tuân theo mức tối đa cho phép của Tiêu chuẩn hiện hành
  • Sản phẩm xuất khẩu phải tuân theo mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép theo quy định hiện hành.

Nếu quý vị đang muốn xuất khẩu măng cụt, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng và đáp ứng các yêu cầu về kích cỡ, cách trình bày, cách ghi nhãn và chất nhiễm bẩn sẽ giúp tiếp cận thị trường quốc tế một cách hiệu quả.

Nếu quý khách hàng còn vướng mc bt kì thông tin nào  phía trên, xin hãy kết ni vi công ty chúng tôi đ nhn được s phc v tn tâm – tư vn min phí, h tr 24/7.

Quý khách vui lòng liên h hotline: 0903712368 (MS.Trang) đ được tư vn tn tình v mi thc mc ca quý khách hàng.

 

—–  BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bài viết liên quan

Bất cứ điều gì bạn cần, chúng tôi ở đây để giúp đỡ

Giải pháp hậu cần

Chúng tôi đáp ứng nhu cầu của khách hàng của chuỗi cung ứng.

Liên hệ chúng tôi

Đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi đang ở đây cho bạn.

Yêu cầu báo giá

Yêu cầu nhận báo giá thuế quan nội địa từ chúng tôi.

Cuộn lên trên cùng

Yêu cầu báo giá dịch vụ