Hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu măng cụt

1. Vùng Trồng Măng Cụt Tại Việt Nam

    Măng cụt được trồng phổ biến ở 2 vùng là Đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam Bộ. Trong đó trồng chủ yếu ở ĐBSCL với diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn nhất, đạt 4,2 ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước).

    Với diện tích rộng lớn như thế, 2 vùng trồng măng cụt chủ chốt đem đến số sản lượng thu hoạch đạt xấp xỉ khoảng gần 27 nghìn tấn mỗi mùa vụ.

    Bên cạnh đó, một số các vùng trồng măng cụt khá phổ biến như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Dương, Trà Vinh, Vĩnh Long…

–> Xem thêm: Một số tiêu chuẩn xuất khẩu măng cụt

1.1 Thời Điểm Xuất Khẩu Măng Cụt Chính Ngạch Đi Trung Quốc

    Mỗi mùa thu hoạch măng cụt thường là vào sau Tết hoặc tầm cỡ tháng 3 đến tháng 4. Bởi hầu hết măng cụt trồng ở các khu vực phía miền Nam và miền Tây, cây măng cụt sẽ trổ hoa từ vào đầu tháng 12 lúc thời tiết mát lạnh cho đến cuối tháng 2 dương lịch.

    Nhờ vào thời gian thu hoạch măng cụt tập trung đông đảo thế này, thời điểm xuất khẩu măng cụt đi Trung Quốc của các hộ trồng, doanh nghiệp sẽ rời vào tầm tháng 5 và tháng 6.

 

Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Măng Cụt Chính Ngạch Đi Trung Quốc

  • Về Xử Lý

    Măng cụt sau khi thu hoạch sẽ được xếp vào những giỏ nhựa hoặc đựng trong giỏ tre và phải có miếng giấy lót hoặc báo lót để chở đến nhà xử lý.

    Trong quá trình xử lý, quả măng cụt xuất khẩu đi Trung Quốc phải được nhúng qua thuốc diệt nấm, đây là dạng thuốc vừa giữ cho chất lượng trái tránh tình trạng nấm, có thể lây lan vừa bảo quản được lâu dài.

 

  • Về Bảo Quản

    Kho bảo quản măng cụt thu hoạch phải để tươi và khô ráo. Rửa sạch sẽ, điều kiện không khí thoáng mát. Nhất là không được có mùi lạ làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả măng cụt.

    Lưu ý kho bảo quản măng cụt xuất khẩu không được chứa hóa chất độc hại, hay các loại hàng hóa có mùi vị lạ làm ám vào mùi măng cụt tươi.

 

  • Về Đóng Gói

    Sản phẩm măng cụt khi đóng gói trong thùng chứa phải là những thùng xốp có khuôn sẵn, mỗi khuôn vừa thể tích một quả hoặc có thể chứa trong những khay bọt biển, bên ngoài đóng bao bì, chứa thông tin truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

 

2. Chính sách xuất khẩu măng cụt

    Về chính sách xuất khẩu măng cụt thì sẽ được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:

Theo phụ lục II của nghị định 69/2018/NĐ-CP  ngày 15/05/2018 quy định mặt hàng măng cụt không thuộc danh mục cấm hay hạn chế xuất khẩu

Theo thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 quy định mặt hàng măng cụt phải được kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Mã hs code và thuế xuất khẩu măng cụt:

  • Theo biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam thì mặt hàng măng cụt thuộc nhóm 0804
  • Mặt hàng này không nằm trong danh mục chịu thuế xuất khẩu. Nên thuế xuất khẩu của mặt hàng này là 0%, VAT cũng 0%.
  • 08045030 – Quả măng cụt

3. Bộ hồ sơ kiểm dịch thực vật măng cụt

    Theo thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 quy định bộ hồ sơ bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật – PHYTOSANITARY CERTIFICATE.
  • Mẫu kiểm dịch tùy theo số lượng của lô hàng xuất khẩu.

 

4. Bộ hồ sơ xuất khẩu măng cụt 

    Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ xuất khẩu măng cụt bao gồm:

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Giấy kiểm dịch thực vật.
  • Chứng nhận xuất xứ ( nếu có yêu cầu).
  • Và các chứng từ liên quan khác.

Lưu ý khi xuất khẩu măng cụt 

  • Mặt hàng măng cụt khi xuất khẩu cần phải làm kiểm dịch thực vật.
  • Về tiêu chuẩn để xuất khẩu măng cụt: căn cứ theo điều 10 luật an toàn thực phẩm năm 2010:
  • Phải đáp ứng được các quy chuẩn kĩ thuật , dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm môi trường, các chất khác có gây hại đến sức khỏe và tính mạng của con người.
  • Thứ 2 là phải đảm bảo về nhãn mác bao bì của sản phẩm.
  • Để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo xuất khẩu dưa hấu sang các nước bền vững thì các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản măng cụt nên phối hợp chặt chẽ với các nhà nhập khẩu . Có như vậy mới đảm bảo sự tuân thủ những quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói,…

Theo nghị định 43/1017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác. Nội dung nhãn mác bao gồm:

  • Xuất xứ của hàng hóa
  • Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu
  • Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa được qui định tại phụ lục I của nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

 

Nếu quý khách hàng còn vướng mc bt kì thông tin nào  phía trên, xin hãy kết ni vi công ty chúng tôi đ nhn được s phc v tn tâm – tư vn min phí, h tr 24/7.

Quý khách vui lòng liên h hotline: 0903712368 (MS.Trang) đ được tư vn tn tình v mi thc mc ca quý khách hàng.

 

—–  BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bài viết liên quan

Bất cứ điều gì bạn cần, chúng tôi ở đây để giúp đỡ

Giải pháp hậu cần

Chúng tôi đáp ứng nhu cầu của khách hàng của chuỗi cung ứng.

Liên hệ chúng tôi

Đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi đang ở đây cho bạn.

Yêu cầu báo giá

Yêu cầu nhận báo giá thuế quan nội địa từ chúng tôi.

Cuộn lên trên cùng

Yêu cầu báo giá dịch vụ